Đối với các công trình lợp tôn hay xây nhà hướng tây khi vào mùa nắng nóng, căn nhà sẽ hấp thụ một lượng nhiệt lớn, vì vậy mà cần đến các phương pháp làm mát. Hiện nay có rất nhiều cách để xử lý, trong đó có cách dùng sơn chống nóng cho mái tôn hoặc tường nhà. Vậy sơn chống nóng Topping và Seagreen có thật sự hiệu quả và giá bao nhiêu tiền là những câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Để biết được giá sơn chống nóng chính xác bạn đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây nhé.
Nội Dung
DANH MỤC SƠN | MÃ | GIÁ BÁN |
Sơn phủ chống nóng tường Topping | S86 | 3.750.000 |
Sơn lót chống nóng tường Topping | S66 | 3.650.000 |
Sơn phủ chống nóng mái tôn Topping | S86 | 3.900.000 |
Sơn lót chống nóng mái tôn Topping | S86 | 3.700.000 |
Sơn phủ chống nóng tường Seagreen | S86 | 3.900.000 |
Sơn lót chống nóng tường Seagreen | S66 | 3.900.000 |
Sơn phủ chống nóng mái tôn Seagreen | S86 | 3.900.000 |
Sơn lót chống nóng mái tôn Seagreen | S86 | 3.900.000 |
Sơn chống nóng hay còn gọi là sơn cách nhiệt có tác dụng làm giảm nhiệt độ đáng kể cho bề mặt tôn hay tường nhà, bê tông, xi măng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Theo nhận định của các chuyên gia, hiệu quả của sơn chống nóng phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn. Độ dày càng cao thì hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt càng cao. Từ thực tế cho biết, với hai lớp sơn phủ có thể đạt hiệu quả làm giảm nhiệt độ bề mặt từ 8 – 25 độ C. Ngoài ra, hiệu quả của sơn cũng tùy vào đặc điểm của ngôi nhà như mái nhà càng thấp thì càng cảm nhận rõ hiệu quả của sơn.
Giảm nhiệt độ bề mặt mái tôn hoặc tường nhà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 8 – 25 độ C. Đặc biệt khi trời càng nắng thì nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giảm càng nhiều.
Tăng khả năng thoát nhiệt bên trong công trình khi trời tắt nắng giúp tiết kiệm điện năng làm mát.
Chống bám bẩn, rêu mốc giúp bề mặt sơn bền màu để duy trì khả năng chống nóng lâu dài.
Giảm độ co giãn của vật liệu khi nhiệt độ thay đổi liên tục, thất thường nhờ đó tuổi thọ công trình được tăng cao.
Màng sơn bám dính tốt tăng độ bền cho vật liệu.
Đặc biệt bảng màu sơn chống thấm 3 màu pha sẵn dịu nhẹ vừa chống nắng hiệu quả vừa tô điểm cho căn nhà thêm đẹp.
Dụng cụ thi công cho tôn: Cọ, rulo, máy đo độ dày màng sơn, máy đo nhiệt độ, máy chà gỉ, máy khuấy trộn, máy phun sơn công nghiệp, máy xịt nước áp lực cao, súng phun sơn.
Bước 1: Xử lý bề mặt tôn cũ
Cần xác định mức độ gỉ của tôn, nếu bề mặt đã chuyển vàng nhạt và gỉ ít thì chỉ cần cạo và làm sạch chỗ bị gỉ. Còn mặt tôn đã chuyển sang màu vàng sẫm, gỉ nhiều thì cần dùng giấy nhám, máy chà hoặc phun nước áp lực cao loại bỏ sạch phần gỉ. Đối với tôn mới chỉ cần loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt bằng nước hoặc chất tẩy. Khi bề mặt đã được làm sạch thì để khô hoàn toàn.
Bước 2: Sơn lớp lót chống gỉ hệ nước Topping hoặc Seagreen S66
Kiểm tra sơn đạt độ lỏng như mong muốn, nếu trời hanh khô thì pha thêm 5% nước sạch khuấy đều và tiến hành sơn lớp lót chống gỉ để khô từ 6 – 8 tiếng.
Bước 3: Thi công sơn phủ chống nóng mái tôn Topping hoặc Seagreen S66
Nếu trời hanh khô pha thêm 5 – 10% nước sạch để sơn đạt độ đặc phù hợp với nhiệt độ và độ ẩm. Sử dụng rulo hoặc máy phun thi công hai lớp, mỗi lớp cách nhau 3 – 4 tiếng.
Dụng cụ thi công cho tường: Bay trét, rulo, máy đo độ ẩm, máy đo độ dày màng sơn, máy phun sơn công nghiệp, máy khuấy trộn, máy đo nhiệt độ.
Bước 1: Kiểm tra bề mặt tường. Đối với tường cũ cần cạo sạch lớp sơn cũ trên cùng làm sạch với nước và để khô. Còn với bề mặt tường mới không nên sơn ngay sơn chống nóng lên bề mặt tường mới mà chờ 12 – 15 ngày để tường khô và ổn định kết cấu.
Bước 2: Chống thấm bằng chất chống thấm cao cấp Topping roof dành cho tường có khả năng chống thấm bảo vệ độ bền cho tường nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị theo tỷ lệ 1Kg chất chống thấm Topping roof : 0.5 lít nước : 1kg Xi măng. Lưu ý hỗn hợp nên sử dụng hết trong vòng 1 tiếng. Quét hai lớp chống thấm lên bề mặt tường và mỗi lớp cách nhau 6 – 8 tiếng và để khô 2 ngày trước khi thi công các bước tiếp theo.
Bước 3: Xử lý bằng Mastic dẻo ngoại thất
Trộn xi măng với nước sạch vừa đủ khuấy đều tiếp tục trộn với Mastic dẻo ngoại thất. Sau đó trét 2 lớp lên bề mặt, mỗi lớp cách nhau 3 – 4 tiếng. Sau khi để khô 6 – 8 tiếng sử dụng giấy nhám xả phẳng để chuẩn bị sơn lót.
Bước 4: Thi công 1 lớp sơn lót Topping hoặc Seagreen S66
Trước khi sơn pha 5 – 10% nước sạch, khuấy đều và sơn một lớp lót để khô 3 – 4 tiếng.
Bước 5: Thi công sơn chống nóng tường Topping hoặc Seagreen S86
Tương tự như thi công cho sơn chống nóng mái tôn, pha 5 – 10% nước và sử dụng rulo sơn 2 lớp Sơn chống nóng Topping hoặc Seagreen S86 và mỗi lớp cách nhau 3 – 4 tiếng.
Sơn chống nóng là giải pháp làm mát thông minh. Mang đến hiệu quả giảm nóng tối đa thông qua việc giảm bề mặt vật liệu lên đến 25 độ C, giúp cho ngôi nhà luôn mát mẻ trong suốt một ngày với định mức lý thuyết trên bề mặt tường nhà đạt tiêu chuẩn từ 3.0 – 4.0m2/kg/2 lớp và mái tôn là 1.4 – 2.5 m2/kg/2 lớp