Tại sao phải chống nóng cho trần bê tông? Các biện pháp chống nóng cho trần bê tông có thật sự hiệu quả? Làm thế nào để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Nội Dung
Khác với mái nhà hay tường nhà, trần bê tông không phải bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh sáng mặt trời nhưng trần bê tông cũng phải chịu sự truyền nhiệt trực tiếp từ mái nhà và chính điều đó cũng gây nóng bức cho căn nhà của bạn rất nhiều. Vì vậy việc áp dụng một biện pháp chống nóng cho trần bê tông là cực kỳ cần thiết.
Đối với trần nhà đã được xây dựng bằng bê tông từ trước khi mùa hè kéo đến các bạn cùng đừng lo lắng quá nhé, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng túi khí cách nhiệt. Biện pháp chống nóng cho trần bê tông vừa hiệu quả mà lại tốn rất ít chi phí vì vậy giúp tiết kiệm rất nhiều.
Tấm Panel vừa có tác dụng chống nóng còn vừa có tác dụng chống cháy. Việc sử dụng tấm Panel được áp dụng nhiều đối với những công trình nhà xưởng dễ có nguy cơ cháy cao hay các kho hàng cần đạt chuẩn chống cháy.
Đối với những căn nhà có trần bê tông thì hầu hết sẽ có phần mái nhà bằng phẳng nên rất thích hợp cho việc trồng cây xanh. Việc trồng cây vừa giúp tạo không khí tươi mát cho căn nhà, tạo không gian sống xanh, vừa có rau sạch để sử dụng. Tuy nhiên, khi trồng cây trên trần nhà cần lưu ý đảm bảo mái nhà chống thấm tốt, hoặc các thùng xốp trồng cây cần kín tránh nước thấm xuống nền mái.
Sơn chống nóng từ lâu đã được biết đến và sử dụng rộng rãi bởi chúng có giá thành phải chăng, dễ thi công và hiệu quả cao. Công nghệ sơn chống nóng cho trần bê tông và sơn chống nóng mái bê tông là một sản phẩm thuộc dòng sơn chống nóng, chúng được nghiên cứu và được cấu tạo từ chất tạo màng có khả năng cách nhiệt, giảm nóng hiệu quả. Nếu như bạn đang lo lắng vì độ an toàn của biện pháp chống nóng cho trần bê tông thì cũng đừng lo lắng nhé vì chúng được cấu tạo từ hợp chất không hề gây hại cho sức khỏe con người mà còn cực kỳ an toàn cho môi trường.
Bước 1: Kiểm tra tình trạng bề mặt (độ ẩm, rêu mốc,…) của trần bê tông trước khi sử dụng sơn.
Bước 2: Làm ẩm tưởng và tiến hành thi công 2 lớp chống thấm lên bề mặt. Mỗi lớp phải cách nhau từ 6 đến 8 tiếng. Sau đó để lớp chống thấm khô ít nhất là 2 ngày trước khi thực hiện những công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Xử lý bằng phẳng bề mặt sẽ sử dụng sơn chống nóng và làm sạch bụi bận trên trần bê tông
Bước 4: Quét một lớp sơn lót và tiếp tục để khô trong khoảng từ 3 đến 4 giờ.
Bước 5: Cuối cùng thi công hai lớp sơn chống nóng lên. Lưu ý nên thi công sơn chống nóng khi thời tiết hanh khô và mỗi lớp sơn sẽ cách nhau 3 đến 4 giờ.
Hy vọng với các giải pháp chống nóng cho trần bê tông vừa rồi các bạn đã có thể tìm ra cho mình nhưng phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất. Việc lựa chọn một biện pháp chống nóng cho trần bê tông phù hợp sẽ giúp cho cuộc sống trở lên nhẹ nhàng và hiện đại hơn rất nhiều.
Liên hệ mua sơn tại CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT
Địa chỉ : Viện nghiên cứu CN, Km2 Đ. Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline : 0828.188.886 – 0968.188.318
Email : congnghesonnuocnano@gmail.com
Website : sonchongnong.com.vn
Một sản phẩm của chuyển giao công nghệ sơn Net Việt